-- © NQH (
Mấy năm gần đây có khá nhiều sự kiện làm tôi lưu tâm hơn thường lệ về t́nh h́nh phát triển công nghệ thông tin ở Trung Quốc.
Riêng năm 2005, có hai số đặc biệt về cách mạng công nghệ ở Trung Quốc ở hai tạp chí rất phổ biến trong giới chuyên môn CNTT thế giới: tờ Communications of the ACM số 48 (tháng 4, 2005), và tờ IEEE Spectrum số 6 (tháng 6, 2005). Có lẽ cần nhấn mạnh rằng ACM và IEEE là hai tổ chức trung tâm của chuyên ngành khoa học máy tính thế giới. Khoảng một nửa số thông tin trong bài viết này được tóm lược từ hai số chuyên đề này.
Tôi không theo dơi sát t́nh h́nh phát triển công nghệ ở Trung Quốc đến mức có thế viết một bài tổng quan có ư nghĩa về mặt học thuật. Nguồn tin của tôi gần như hoàn toàn là các tạp chí kỹ thuật do nhu cầu công việc, do đó những thứ tôi lượm lặt được không thể đủ để phác họa một bức tranh toàn cảnh về CNTT ở Trung Quốc. Ví dụ, các khía cạnh kinh tế vĩ mô và quan hệ quốc tế liên quan đến CNTT hầu như không có, vả lại chúng cũng nằm ngoài chuyên môn của tôi. Tuy vậy, tôi hy vọng các thu thập trong bài này vẫn hữu ích trong một chừng mực nhất định.
Do tính lượm lặt thiếu hệ thống, việc chia nhỏ bài viết thành theo các tiêu đề dưới đây chỉ mang tính tương đối với hy vọng làm bạn đọc dễ theo dơi hơn.
1. Sự phát triển vũ băo của công nghệ nói chung và công nghệ thông tin nói riêng
Sau khi mua một nhánh của Thomson, công ty Trung Quốc TCL trở thành công ty làm TV lớn nhất thế giới. Việc mua lại các công ty sản xuất công nghệ cao của nước ngoài đă trở thành chuyện thường ngày ở huyện. Tháng 12 năm 2004, công ty Levono của Trung Quốc mua lại đơn vị IBM’s PC với giá 1.75 tỉ USD.
Dự án CN2 100 triệu USD nhằm cải tổ toàn bộ cơ sở hạ tầng Internet của Trung Quốc đang được thực hiện, với sự tham gia của 4 chàng khổng lồ về mạng máy tính: Cisco Systems (Mỹ), Juniper Networks (Mỹ), Alcatel (Pháp), và Huawei Technologies (Trung Quốc). Bất kể t́nh h́nh căng thẳng giữa Đài Loan và Trung Quốc, vài chục ngàn kỹ sư và các nhà đầu tư Đài Loan đang làm ăn dài hạn với ngành công nghiệp bán dẫn ở lục địa.
Cho đến tháng 12 năm 2004, Trung Quốc có khoảng 94 triệu người dùng Internet, biến Trung Quốc thành thị trường Internet lớn thứ nh́ thế giới sau Mỹ. (Con số này lấy theo trung tâm thông tin Internet của Trung Quốc - c̣n gọi là CNNIC. Họ làm thống kê một năm 2 lần từ 1997 đến nay.) Số người sử dụng bùng phát khá nhanh nhưng vẫn chưa đến mức đáng lẽ có thể đạt được. Lư do chính không phải là dân Trung Quốc thiếu tiền kết nối Internet, mà do các lư do sau, từ quan trọng nhất trở xuống: (1) thiếu khả năng sử dụng máy tính, (2) thiếu trang thiết bị, (3) thiếu thời gian, và (4) thiếu hứng thú. Một trong những yếu tố quan trọng là tâm lư cho rằng máy tính chưa thật sự cần thiết. Trong khi đó, thị trường điện thoại di động có tổng số người dùng khoảng 330 triệu, cao gấp 3.5 lần tổng số người dùng Internet. Khoảng 56% truy cập Internet qua các dịch vụ dial-up, phần c̣n lại có truy cập broadband. Các số thống kê khác (phần trăm các loại dịch vụ dùng như emails, P2P, v.v.) cũng tương tự như ở các nước phát triển.
Một bài báo hồi tháng 7 năm 2005 của tờ
Information Week cho biết lương lập tŕnh viên cơ
bản ở Trung Quốc đă trở nên đắt
hơn Ấn Độ. Lương khởi điểm
của kỹ sư làm out-source ở Ấn là vào khoảng
4500usd một năm. Bài báo cũng cho biết
giá cả ở Việt
Năm 2004, trang web sohu.com thu về khoảng 100 triệu USD. Charles Zhang, người sáng lập website này và thường được mệnh danh là Bill Gates của Trung Quốc, được báo Time chọn là một trong 15 Global Tech Gurus, và báo Business Week chọn là một trong 25 CEOs tiêu biểu của các doanh nghiệp điện tử toàn cầu.
Tháng 8 năm 2005, công ty làm trang web baidu.com – website được mệnh danh là google của Trung Quốc – bắt đầu bán chứng khoán cho công chúng (go public). Giá chứng khoán cuối ngày thứ hai ở cỡ 122USD, hơn gấp 4 lần giá IPO. Robin Li, đồng sáng lập viên và CEO của công ty là một cựu sinh viên của khoa tôi, nên các đồng nghiệp đặc biệt chú ư đến sự kiện này.
Tháng 10 năm 2003, Trung Quốc lần đầu tiên gửi du hành gia vào vũ trụ. Mới tháng trước, chuyến bay thứ hai dùng với hai phi hành gia trên tàu vũ trụ Shenzhou 6 vừa hoàn tất. Theo kế hoạch th́ họ sẽ gửi người lên mặt trăng năm 2017. Nh́n lại lịch sử Trung Quốc th́ 12 năm chỉ là nháy mắt.
2. Chính trị - Xă Hội – Kinh Tế
Từ đại hội đảng Trung Quốc lần thứ 16 (năm 2002), ban thường vụ bộ chính trị Trung Quốc được mở rộng lên 9 thành viên. Lần đầu tiên trong lịch sử, cả 9 thành viên hiện nay đều vốn là kỹ sư (thay v́ con đường truyền thống từ quân đội hoặc trường đảng như xưa).
Từ điện thoại di động, Internet, đến truyền h́nh số, các công nghệ tiên tiến và ứng dụng của chúng ngấm sâu vào mọi ngóc ngách của thị trường và đất nước khổng lồ này. Trung Quốc có đến ba trăm triệu người dùng điện thoại di động (nhiều nhất thế giới), một trăm triệu người dùng Internet (được dự đoán sẽ gấp ba lần vào năm 2008). Nông dân tự lập website và bán sản phẩm của ḿnh trực tiếp qua Internet. Một nửa số người dùng Internet chơi online games.
Dân chúng có thêm nhiều kênh thông tin, tạo một t́nh thế tiến thoái lưỡng nan cho nhà nước Trung Quốc vẫn muốn kiểm duyệt thông tin. Hồi bệnh SARS bùng phát năm 2003, chính phủ Trung Quốc cấm các báo chí chính thống đăng tin trong năm tháng đầu tiên, trong khi đó vài chục triệu dân Trung Quốc đă biết tin này qua điện thoại, thông điệp SMS, email, các trang web, và các kênh khác.
Kinh tế thị trường phân cấp xă hội sâu sắc, các cải cách đất đai cho xây dựng công nghệ cao, tham nhũng, vân vân, tạo những mâu thuẫn xă hội đau đầu. Tháng 11/2004, vài chục ngàn nông dân ở huyện Hanyuan chiếm huyện ủy và bắt giữ bí thư huyện vài hôm, v́ họ tin rằng nhà nước lấy đất xây đập một cách bất công, lại c̣n bị quan chức địa phương ăn chặn tiền đền bù. Cần đến hơn chục ngh́n lính mới giải tỏa được vụ này. Người ta thống kê được rằng có đến vài chục ngàn vụ nổi loạn như vậy mỗi năm.
Năm 2004, Trung Quốc t́m cách đề bạt chuẩn WAPI (wireless authentication and privacy infrastructure) ra thế giới bằng cách yêu cầu tất cả các sản phẩm mạng cục bộ không dây (WLAN) bán ở Trung Quốc phải theo chuẩn này. Cuối cùng th́ Trung Quốc bỏ ư định này do sức ép của các công ty lớn của Mỹ. Có các mối tương quan phức tạp trong việc phát triển công nghệ ở một nước đang lên với tiềm năng kỹ thuật và thị trường khổng lồ như Trung Quốc. Ví dụ, các nhà làm chính sách và các khoa học gia tầm lănh đạo dĩ nhiên là không muốn Trung Quốc bị phụ thuộc vào công nghệ và các chuẩn của nước ngoài, cho nên họ t́m cách thúc đẩy sáng tạo trong nước và tạo chuẩn cho riêng ḿnh, với hy vọng dần dần tách khỏi sự phụ thuộc công nghệ vào các nước và tập đoàn phương Tây. Ngược lại, các công ty gia công thuê (có rất nhiều ở Trung Quốc) th́ lại kiếm tiền trên chính sự phụ thuộc công nghệ này. T́m giải pháp cân bằng hai hướng này là một vấn đề nhức đầu cho các nhà làm chính sách.
Năm 2004, tổng chi của Trung Quốc ra nước ngoài lên đến 500 tỉ USD, hơn cả Mỹ. Đầu tư nước ngoài lên đến 66.5 tỉ USD (2004), trong đó phần không nhỏ là đầu tư kỹ thuật cao. Các nhà đầu tư lớn trên thế giới không thể không có Trung Quốc như một từ khóa trong chiến lược của ḿnh. Cơ man nào là các công ty công nghệ cao đều đă có chi nhánh ở nhiều tỉnh thành của Trung Quốc như Shanghai, Chengdu, Guangdong, … Ngược lại, t́nh h́nh ăn cắp bản quyền, reverse-engineering các công nghệ cao tràn lan đến mức không thể kiểm soát nổi (hoặc cố t́nh bỏ qua), ảnh hưởng sâu sắc đến sự tham gia WTO và khả năng đàm phán các vấn đề kinh tế khác của Trung Quốc.
Tháng 8 năm 2005, Google và Microsoft ra ṭa v́ tiến sĩ Kai-Fu Lee từ Microsoft chuyển sang làm cho Google ở Trung Quốc. Google trả Kai-Fu 10 triệu tiền đền bù (v́ chuyển việc). Khi c̣n làm cho Microsoft, lương của Kai-Fu là khoảng hơn 1 triệu USD một năm. Đọc tin này tôi không khỏi liên tưởng đến loạt bài “người làm thuê số một” của báo Tuổi Trẻ.
Các tập đoàn liên quốc gia về công nghệ như Microsoft, Yahoo, Google, thường xuyên đáp ứng các yêu cầu của nhà nước Trung Quốc v́ thị trường béo bổ này. Tờ Foreign Affairs số tháng 9/10 năm 2005 có bài về nghịch lư “giàu có hơn nhưng không tự do hơn” rất thú vị. Ngành chính trị/kinh tế truyền thống thường cho rằng tự do hóa kinh tế dẫn đến giải phóng tư tưởng, tuy nhiên t́nh trạng hiện hành ở Trung Quốc là bằng chứng sống cho thấy điều này không hẳn là đúng. Ví dụ, hồi tháng 9 vừa rồi Yahoo đă tiết lộ cho cảnh sát Trung Quốc các thông tin để t́m ra danh tính của một phóng viên Trung Quốc dùng yahoo mail để gửi tài liệu ra nước ngoài. Sự việc này làm rất nhiều phóng viên thế giới giận dữ. Rất nhiều người đă kêu gọi tẩy chay Yahoo. Cân bằng sức ép từ phía khách hàng và vấn đề xây dựng “bộ mặt” là một vấn đề nhức đầu của các tập đoàn xuyên quốc gia trong thời buổi thông tin toàn cầu bùng nổ.
Tên tiếng Anh của “Vạn lư trường thành” là “The great wall of China”. V́ nhà nước Trung Quốc đặt tường lửa lọc traffic vào Trung Quốc rất chặt chẽ, người ta chơi chữ gọi các tường lửa này là “The great firewall of China”, tạm dịch là “Vạn Lư Trường Hỏa Thành”. Gần đây báo chí Mỹ bắt đầu chú ư nhiều đến việc các hackers từ Trung Quốc t́m cách hack vào các tổ chức lớn của Mỹ (bộ quốc pḥng, CIA, bộ ngoại giao). Khoảng hai tuần giữa tháng 8 có vài chương tŕnh của CNN về vấn đề này. Tờ WasingtonPost và tờ Time đều có các bài tương tự. Cho đến nay th́ các hackers này chưa thành công, nhưng điểm đáng lo ngại là các hackers này làm việc với qui mô lớn, đến từ rất nhiều mạng khác nhau của Trung Hoa.
Theo một ví dụ từ tờ Security Focus – tạp chí chuyên ngành bảo mật – th́ một website ở Mỹ bị rất nhiều các requests linh tinh từ khắp nơi trên đất Trung Quốc. Khi admin của website t́m nguồn bằng WHOIS th́ bị đại hỏa thành ngăn mất. Đại hỏa thành làm cho việc điều tra tội phạm mạng xuất phát từ Trung Quốc khó khăn hơn nhiều, trừ khi phải có nhà nước hợp tác. Nếu t́nh trạng này tiếp diễn th́ website nọ sẽ phải ngăn toàn bộ các IPs từ Trung Quốc. Anh chặn tôi, tôi chặn anh! Cùng với vụ EU và Mỹ ḱnh nhau về quản lư tên miền mấy tuần trước, các sự kiện này cho thấy các can thiệp chính trị đang dần dần ảnh hưởng sâu sắc đến tính liên thông của liên kết Internet.
3. Giáo Dục và Khoa Học
Khoảng một chục năm trở lại, một trong các hướng phát triển ưu tiên của Trung Quốc là có 100 trường đại học tầm quốc tế. Các trường đại học tích cực khuyến dụ các nhà khoa học, giáo sư Trung Quốc ở nước ngoài trở về bằng cách khích lệ ḷng yêu nước và chế độ lương bổng thích hợp.
Ví dụ tiêu biểu nhất là năm 2004, giáo
sư Andrew Yao của đại học
Tháng 4 năm 2005, trường đại học Shanghai Jiao Tong về giải nhất cuộc thi lập tŕnh thường niên của ACM giữa các đại học thế giới. Khoảng sáu bảy năm trở lại đây, các trường đại học ở Đông Âu và Trung Quốc thường dẫn đầu cuộc thi này. Shanghai Jiao Tong đă về nhất một lần hồi 2002.
Do đầu tư đường dài, các công ty nước ngoài có nhiều dự án “cho không” tài nguyên công nghệ ở Trung Quốc với mục tiêu nghiên cứu và giáo dục. Các trường đại học nước ngoài mở ra như nấm. Năm ngoái có khoảng 200 ngh́n kỹ sư tốt nghiệp đại học, 100 ngh́n nhận bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ ở Trung Quốc, nghĩa là có nhiều kỹ sư ở Trung Quốc tốt nghiệp mỗi năm hơn Mỹ, Nhật, và Đức cộng lại. Dĩ nhiên nguồn nhân lực khổng lồ này là con dao hai lưỡi. Một mặt nó đáp ứng được nhu cầu cả về chất lẫn số lượng của các đầu tư nước ngoài; mặt khác một biến đổi nho nhỏ của thị trường có thể dẫn đến thất nghiệp tràn lan, ảnh hưởng sâu sắc đến ổn định xă hội. Các công ty KHMThàng đầu thế giới và các công nghệ khác đều có các pḥng R&D ở Trung Quốc. Chuyển giao công nghệ đang diễn ra hàng giờ.
Khoảng hai tuần trước, tờ New York Times có bài về t́nh h́nh giáo dục ở Trung Quốc. Bài báo cho biết trong ṿng 10 năm qua tổng số sinh viên đại học và tổng số người có bằng tiến sĩ ở Trung Quốc đă tăng gấp 5 lần. Đầu tư giáo dục tập trung vào khoa học và công nghệ, phần v́ đây là cách ngành họ cần, phần khác là v́ các ngành chính trị, xă hội, lịch sử không thể phát triển các tư tưởng lớn v́ phạm húy. Từ khi Jiang Zemin lên năm 1998, tài trợ giáo dục của Trung Quốc đă tăng hơn gấp đôi, đạt đến 10 tỉ USD năm 2003. Các pḥng nghiên cứu khoa học và công nghệ cao phát triển như nấm. Ở đại học Bắc Kinh, 40 phần trăm các giáo sư tốt nghiệp ở nước ngoài – hầu hết là từ Mỹ về.
Các trường đại học ở Trung Quốc bị vấn đề phát triển quá rộng và quá nhanh, dễ dẫn đến t́nh trạng thiếu chất. Khoa nào cũng muốn mở, ngành nào cũng muốn có, th́ rất khó phát triển một nhánh xuất sắc do tài nguyên bị trải rộng. Ngoài ra, các tài trợ nhà nước cho nghiên cứu thường quan tâm đến các vấn đề ngắn hạn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các ư tưởng đột phá trong nghiên cứu, thường cần nhiều năm tập trung.
-- © NQH (