1. Từ một
ước mơ
Ngày 25 tháng 10 năm 2003, giáo sư Donald Knuth gửi một lá thư đến ban biên tập của tạp chí chuyên ngành thuật toán (Journal of Algorithms). Trong thư, ông phân tích giá cả xuất bản của các tạp chí chuyên ngành trong ngành lư thuyết khoa học máy tính. Phân tích cho thấy một số nhà xuất bản chuyên nghiệp đă lợi dụng các nghiên cứu khoa học, vốn bản chất là miễn phí và tự nguyên, để kiếm lợi quá đáng. (Trước đây các nhà xuất bản biên tập khá nhiều để có thể đăng một số báo. Ngày nay phần mềm miễn phí TeX của chính giáo sư Knuth tạo điều kiện cho các tác giả tự soạn thảo lấy bài báo của ḿnh với chất lượng cao. Nhà xuất bản chỉ là người đứng giữa, thu bài (đă soạn thảo), in ấn và phát hành). Các ban biên tập và chuyên gia phê b́nh các bài báo chuyên ngành thường làm việc tự nguyện và miễn phí, hoặc nhận một số tiền tượng trưng. Trong khi đó các thư viện phải trả giá rất đắt để nhận các tạp chí chuyên ngành này.
Lá thư này đă làm cho cả ban biên tập
của Journal of Algorithms từ chức và tự thành lập
một journal mới. Một online journal
miễn phí khác cho ngành lư thuyết tính toán cũng đă
được thành lập. Một
trường hợp tương tự cũng đă xảy ra ở Machine
Learning Journal vài năm trước, và toàn bộ ban biên tập
của tạp chí này cũng đă thoái vị và thành lập
online journal miễn phí về nghiên cứu học máy (Journal of Machine Learning Research).
Journal lư thuyết tổ hợp (Online Journal of Combinatorics)
đă bắt đầu hành tŕnh này khoảng năm 1995, và
đă rất thành công. Giá
trị khoa học và danh tiếng của một journal hoàn
toàn nằm ở danh tiếng của ban biên tập, cho nên
các online journal này, dù mới, đều là các journal đỉnh
cao trong ngành.
Tháng 7 năm 2004, British House of Commons xuất
bản một báo cáo 114 trang về xuất bản hàn lâm
với tựa đề: “xuất bản khoa học,
miễn phí cho tất cả?” (Academic
publishing, free for all?). British House of
Commons gợi ư rằng "tất cả các học
viện ở vương quốc Anh thiết lập
một cơ sở dữ liệu mà qua đó các xuất
bản của họ có thể được đọc
miễn phí". Tháng 11 năm 2004, google bắt đầu thử
bản beta của http://www.scholar.google.com
mà qua đó ta có thể t́m được rất nhiều
bài báo online của các khoa học gia. Tháng 12 năm 2004,
tổng thống Bush ra đạo luật cho viện
sức khỏe quốc gia Mỹ (National
Institutes of Health - NIH) để các khoa học gia trong
ngành y tế đưa một bản copy bài báo của
họ vào PubMed Central, và
các tài liệu này sẽ được đọc miễn
phí sau 6 tháng.
Online journal trong thời đại chúng ta là giải pháp truyền
tải thông tin hữu lư, nhất là đối với các
nghiên cứu khoa học. Bất kỳ nhà khoa
học chân chính nào cũng muốn công tŕnh, ư tưởng của
ḿnh đến với người đọc nhanh chóng nhất,
tiện lợi nhất, và ít tốn kém nhất (trong trường
hợp này là miễn phí). Các nhà khoa học
máy tính đều để các bài báo của ḿnh ở homepage
của họ. Có
thống kê ở tạp chí Nature cho thấy các bài báo
online được đọc và tham chiếu (referred/cited)
đến nhiều hơn các bài khác. Chỉ cần một
máy chủ đơn giản và ít công bảo tŕ, phần
cơ học của một journal đă được
đảm bảo. Các công việc c̣n lại
là biên tập và phê b́nh, chọn bài, th́ các nhà khoa học
đằng nào cũng đang làm.
Bản thân tôi tin tưởng tuyệt đối
rằng tri thức của nhân loại cần được
đến với càng nhiều người càng tốt, giá
càng rẻ càng tốt, miễn phí là lư tưởng. Tri
thức được khám phá khác với các công tŕnh sáng tạo
mà chủ nhân hoàn toàn có quyền giữ bản quyền và thu lợi nhuận. Không ai có quyền
mua bán phương tŕnh sóng Maxwell, nhưng có thể bán thuốc
chữa SIDA mới nhất.
Trông người lại nghĩ
đến ta. Liệu có quá viển vông không khi mơ
ước rằng một ngày nào đó các sách giáo khoa của
chúng đa được để trong một trang web nào
đó, cho học tṛ tải xuống miễn phí, để
người nghèo nhất cũng có thể nhờ ai đó tải
xuống và in ra (và trả ít phí cho việc này), copy lại
cho nhiều học sinh khác cùng dùng?
Bộ giáo dục và nhà nước ta đă tốn
bao nhiêu tiền của cho việc soạn thảo sách giáo
khoa, th́ cách này sẽ có thể dùng tiền đó trả cho
người viết sách và trả tiền thuê và bảo tŕ
máy chủ. Bằng cách này, chúng ta có thể
lọai bỏ được một lớp cản (chỉ
mang mục tiêu kiếm lợi) giữa tri thức và công
chúng, và tiến nhanh đến phổ cập tri thức,
v́ đây là chiến lược sống c̣n của Việt
2. Đến các
vấn đề thực tế
Bạn có thể hỏi:
Cái lợi của sách giáo khoa miễn phí th́ vô cùng
3. Hướng về
tương lai
Một viễn cảnh lớn
hơn là khi các bài giảng, sách vở ở tất cả
các bậc học ở Việt
Dự án thứ nhất là của nhà xuất bản kỹ thuật máy tính số một thế giới: nhà xuất bản O’Reilly với “dự án sách mở” (Openbook Project). Các quyển sách ở đây được đăng kư với vài loại license khác nhau, như GNU Free Documentation License, Open Publication License, GNU General Public License, và bản thân O’Reilly cũng có rất nhiều sách theo Creative Commons Founders’ Copyright.
Dự án thứ hai là tự điển bách khoa toàn thư miễn phí Wikipedia. Với khoảng 300,000 đề mục, Wikipedia là tự điển bách khoa toàn thư lớn nhất thế giới. (Quyển bách khoa toàn thư của Britanica có khoảng 85,000 đề mục – số liệu tháng 7/2004.) Chất lượng của Wikipedia rất cao, và tôi dùng nó thường xuyên. Mô h́nh nhiều người đóng góp mang tính phân bố (distributed contribution) của Wikipedia là mô h́nh đáng học tập cho việc phổ cập kiến thức.
Dự án thứ ba là dự án gnowledge của trung tâm giáo dục khoa học Homi Bhabha của Ấn do giáo sư Nagarjuna chủ xướng. Tinh thần của dự án này cũng là kiến thức miễn phí.
Dự án cuối cùng là dự án Open Courseware của viện công nghệ Massachusetts. Ở đây rất nhiều bài giảng của các giáo sư hàng đầu thế giới được để mở cho mọi người cùng truy cập.
Người truyền cảm hứng cho ước mơ của tôi là tiến sĩ Richard M. Stallman (thường được gọi là RMS), cha đẻ của phong trào phần mềm miễn phí của thế giới. Không chỉ là bậc thầy về kỹ thuật máy tính, RMS mơ ước làm cho cả thế giới có thể dùng, sửa đổi, phân phối, thậm chí buôn bán, các phần mềm miễn phí. Theo nhiều nghĩa, triết lư này của ông tương đồng với ư tưởng rằng tri thức của nhân loại phải đến với chúng ta nhanh chóng và không tốn kém. Việc các nước chậm phát triển mua phần mềm của các tập đoàn lớn, đối với RMS, là một dạng thuộc địa hóa hiện đại. Người ta sẽ bị ràng buộc một cách rất khó chịu vào các phần mềm đắt tiền này, mà lại không biết trong chúng thật sự viết ǵ (ví dụ có thể có phần gián điệp cài đặt vào). RMS cũng đứng đầu phong trào chống software patents, một trong những loại patent vô lư nhất trên đời. Hai mươi năm trước, RMS bắt đầu hiện thực mơ ước của ḿnh bằng dự án GNU. Đến nay th́ phong trào phần mềm miễn phí vững vàng đứng trước các tập đoàn phần mềm nhiều trăm tỉ đô la.
Tất cả có
thể bắt đầu bằng một ước mơ
– ước mơ không đi chậm hơn phần c̣n lại
của thế giới.